Phương pháp học mà mình chia sẻ trong bài viết này đã giúp nhiều đứa bạn của mình học tiếng Đức và nói chuyện lưu loát trong 6 tháng. Nếu bạn làm theo chắn chắc sẽ thành công. Mình hứa với bạn điều đó. Vì chính mình là con chuột bạch đầu tiên đây.
Nguyên tắc 1: Quên ngữ pháp đi trong một thời gian dài.
Chắc bây giờ bạn đang muốn dừng video lại đúng hông? Có ông thầy bà cô nào mà khuyên là không nên học ngữ pháp đâu chứ. Không thể nào. Không ai có thể nói tiếng Đức trôi chảy mà không giỏi ngữ pháp cả.
Thích xem video hơn ư, cũng không sao 😉
Tại sao mình nói là bạn nên quên ngữ pháp đi khi bắt đầu học tiếng Đức?
Đơn giản là vì mỗi khi bạn muốn nói, bạn cân nhắc, đắn đo thiệt là lâu luôn xem câu mình nói ra có đúng ngữ pháp hông. Hay là chia động từ như vậy có ổn hông. Hay là mình xắp xếp câu như vậy có được chưa ta. Mình nói thiệt. Học như vậy thì tới 10 năm sau bạn vẫn còn chưa nói chuyện tiếng Đức lưu loát được. Mình nói thật lòng đấy. Không có ai rảnh đâu mà đứng đó đợi vài phút để nghe bạn nói 1 câu thôi đâu.
Mình đoán là hầu hết những bạn đang xem video này đang học tiếng Đức đúng hông nào. Chắc bạn cũng đang thắc mắc là khi nào thì dùng Akkusativ, khi nào dùng Dativ, khi nào dùng Nominativ giống mình hồi xưa. Mình cá với bạn luôn là 90% tất cả người Đức không thể giải thích cho bạn được khi nào dùng cái nào. Trừ mấy ông thầy, bà cô dạy tiếng Đức ra.
Nghe đúng là khó tin luôn đúng hông.
Nói thiệt là mình cũng hơi bị sốc khi nói chuyện với mấy người Đức lúc còn mới bắt đầu học tiếng luôn. Nếu không tin thì bạn hãy dừng video lại và bay qua Đức ngay bây giờ để hỏi người dân ở đây xem. 😉
Nhưng mà thử nghĩ xem. Nếu một người Tây đang học tiếng Việt hỏi bạn sự khác nhau giữa câu đơn, câu ghép, câu phức và câu đặt biệt thì bạn có giải thích được không?
Tất nhiên là bạn đã học ngữ pháp tiếng Việt trong môn ngữ Văn lúc còn ở trường. Nhưng bây giờ bạn còn nhớ được bao nhiêu nào? Mình thú thật là mình cũng quên gần hết rồi. Cô giáo dạy Ngữ Văn ơi. Em xin lỗi cô. Xin cô tha lỗi cho em…
Ủa. Chẳng lẻ quên ngữ pháp tiếng Việt rồi là hết nói tiếng Việt lưu loát được luôn hay sao.
Có bao giờ bạn thấy có đứa trẻ nào mới xinh ra mà đã muốn học ngữ pháp tiếng Việt chưa. Hay có ông bố bà mẹ nào mua sách ngữ pháp tiếng Việt về dạy cho đứa con mấy tuổi của mình chưa. Mình dám chắc là hổng có luôn.
Phương pháp học tiếng Đức này cũng giống như quá trình bạn và mình học nói tiếng Việt vậy. Giống như một đứa trẻ học tiếng mẹ đẻ thôi.
Chắc bây giờ bạn đang thắc mắc là: “Ủa. Ý bạn là mình chả cần để ý đến ngữ pháp tiếng Đức mà vẫn có thể nói chuyện lưu loát tiếng Đức à?”
Ý mình không phải là bạn không cần học ngữ pháp tiếng Đức. Tất nhiên là để viết đúng chính tả, bạn phải học ngữ pháp tiếng Đức. Tất nhiên là để nói tiếng Đức không chỉ lưu loát mà cũng đúng ngữ pháp, bạn phải học ngữ pháp tiếng Đức. Tuy nhiên thì lúc mới bắt đầu học tiếng Đức, bạn không cần viết giỏi và nói đúng ngữ pháp liền đâu.
Nếu bạn muốn nói tiếng Đức giỏi và lưu loát, hãy quên ngữ pháp đi giùm mình. Ít nhất là quên ngữ ngháp tiếng Đức đi trong 1-2 tháng đầu. Bạn không cần học ngữ pháp quá nhiều và quá sớm, đặc biệt nếu bạn vẫn chưa có một lượng từ vựng tiếng Đức kha khá.
Nhưng mà nếu không học ngữ pháp tiếng Đức trước thì bạn nên làm gì đây?
Đó sẽ là chủ đề của bài viết tiếp theo. Trong phần II mình sẽ chia sẻ với bạn việc đầu tiên bạn nên làm khi bắt đầu học tiếng Đức. Nếu bạn không làm việc này ngay từ lúc ban đầu chắc chắn sau này bạn sẽ rất hối hận.
Vậy nhé. Chúc bạn thành công trên con đường chinh phục tiếng Đức của mình. <3